Khi nắm rõ sơ đồ quy trình vận chuyển hàng hóa sẽ giúp bạn dễ dàng chuẩn bị tốt nhất khi xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài. Cùng Gobox tìm hiểu chi tiết quy trình vận chuyển hàng hoá qua bài viết dưới đây, cũng như chủ động hơn trong việc gửi hàng.
Sơ đồ quy trình vận chuyển hàng hóa đường bay
Vận chuyển hàng hóa qua đường bay có thời gian nhanh chóng được nhiều chủ doanh nghiệp cũng như cá nhân lựa chọn hiện nay. Sơ đồ quy trình vận chuyển hàng hoá đường bay khá nghiêm ngặt, bao gồm các bước sau:
Bước 1: Đặt lịch vận chuyển và đóng gói hàng hoá
Khi vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không bạn cần phải đặt chỗ trước với những công ty Forwarder. Đóng gói hàng hóa tại doanh nghiệp hoặc kho. Sau đó bên Forwarder sẽ vận chuyển hàng tới sân bay và gửi cho khách hàng chứng nhận.
Bước 3: Thủ tục hải quan
Bước tiếp theo của sơ đồ quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, bên doanh nghiệp cần cung cấp bộ chứng từ để làm thủ tục xuất khẩu.
Bước 5: Các chứng từ liên quan
Doanh nghiệp có thể dùng bộ chứng từ kèm theo bản AWB gốc để cung cấp cho bên nhập khẩu hàng hoá. Khi đó bên Forwarder sẽ gửi bản scan của các loại chứng từ và AWB cho bên nhập khẩu hàng.
Bước 6: Nhận thông báo hàng đến và nộp phí
Trước khi máy bay hạ cánh bên hàng không sẽ gửi thông báo cho bên nhập khẩu hàng hoá. Bên cạnh đó bên nhập khẩu hàng cần thanh toán các khoản phí: Phí làm hàng, phí lệnh giao hàng, phí lao vụ và nhận lệnh giao hàng.
Bước 7: Hoàn thành thủ tục hải quan
Bên nhận hàng có thể mở tờ khai hải quan trước khi máy bay chưa hạ cánh qua phần mềm.
Ưu điểm:
– Có thời gian vận chuyển hàng hóa nhanh chóng.
– Đảm bảo an toàn hàng hóa khi vận chuyển và ít bị va chạm.
Nhược điểm:
– Chỉ phù hợp để vận chuyển hàng hóa cá nhân và có trọng lượng nhẹ.
– Cước phí vận chuyển cao.
– Thủ tục hải quan phức tạp, mất thời gian.
Sơ đồ quy trình vận chuyển hàng hóa đường biển
Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là giải pháp dành cho những đơn hàng có trọng lượng lớn hoặc hàng cồng kềnh. Nhìn chung sơ đồ quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển khá đơn giản và bao gồm các bước sau:
Bước 1: Nhận cầu vận chuyển hàng hoá
Doanh nghiệp gửi hàng cần cung cấp thông tin theo yêu cầu của hãng vận chuyển.
Bước 2: Báo giá dịch vụ
Khi xác nhận thông tin xong, bên bên vận chuyển. Sẽ tiến hành báo giá dịch vụ để bên doanh nghiệp có những dự toán cụ thể cũng như sắp xếp hàng hoá phù hợp.
Bước 3: Vận chuyển hàng hoá và nhập kho
Bên doanh nghiệp gửi hàng cần tiến hành khai báo hải quan, lập chứng từ, thông quan hàng hóa, đặt lịch tàu… Đối với bên nhận hàng hoá nhập khẩu cũng cần làm những thủ tục giống như bên doanh nghiệp khi nhận hàng hoá.
Bước 4: Thanh toán phí vận chuyển
Bên nhập khẩu sẽ kiểm tra hàng hoá và thanh toán các khoản phí dịch vụ, sau đó sẽ ký để nhận hàng.
Ưu điểm:
– Thích hợp vận chuyển hàng hoá dài ngày và gửi hàng quốc tế.
– Tuyến vận chuyển thoải mái và rộng rãi.
– Vận chuyển được nhiều loại hàng hoá khác nhau.
– Cước phí vận chuyển thấp.
Nhược điểm:
– Không giao hàng tận nơi người nhận, mà phải cập bến tại cảng và vận chuyển hàng bằng xe trung chuyển vào đất liền.
– Thời gian nhận hàng phụ thuộc vào thời tiết.
– Hàng hoá dễ bị nhầm lẫn khi vận chuyển.
Sơ đồ quy trình vận chuyển hàng hóa đường bộ
Vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ được đánh giá là thuận tiện khi lưu thông hàng hoá giữa các khu vực địa lý và tỉnh thành một cách nhanh chóng. Các phương tiện vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ gồm:
– Xe tải: Loại xe có hở mái, thùng hoặc kín với trọng tải 0,5 tần, 1 tấn, 5 tấn…
– Xe container: Được sử dụng để chở các container loại 20′, 40’…
– Xe fooc: Xe được dùng để chở hàng siêu trọng cho các công trình.
Cùng tìm hiểu sơ đồ quy trình vận chuyển hàng hóa đường bộ dưới đây:
Bước 1: Nhận yêu cầu vận chuyển từ khách hàng
Bên doanh nghiệp gửi hàng cần điền đầy đủ thông tin theo mẫu đăng ký của bên vận tải. Trong trường hợp thường xuyên gửi hàng có thể ký hợp đồng lâu dài.
Bước 2: Báo giá vận chuyển
Tiếp theo bên vận chuyển sẽ tính cước phí dựa vào kích thước, trọng lượng và khoảng cách tới địa chỉ của người nhận. Nếu doanh nghiệp đồng ý gửi hàng sẽ làm cam kết cụ thể về ngày nhận và giao hàng.
Bước 3: Vận chuyển hàng đến địa chỉ nhận
Công ty vận chuyển sẽ chuẩn bị xe tới doanh nghiệp để nhận hàng về kho để gửi tới điểm nhận. Toàn bộ quá trình vận chuyển sẽ có phần mềm theo dõi.
Bước 4: Thu phí vận chuyển
Cuối cùng hàng hóa sẽ được gửi tới đúng địa chỉ của người nhận và kết thúc vận chuyển. Bên doanh nghiệp gửi hàng sẽ thanh toán cước phí cho hãng vận tải theo như hợp đồng.
Ưu điểm:
– Được vận chuyển bằng xe tải. hoặc xe máy đảm bảo linh hoạt khi vận chuyển hàng hoá và chủ động được thời gian.
– Thoải mái lựa chọn số lượng hàng hóa, phương tiện vận chuyển, tuyến vận chuyển theo yêu cầu.
– Tiết kiệm được chi phí thuê nhân công.
Nhược điểm:
– Mất các khoản phí về: Phí nhiên liệu, trạm thu phí, phí cầu đường…
– Có nhiều rủi ro về kẹt xe, tai nạn giao thông…
Những khó khăn khi vận chuyển hàng hóa
Sơ đồ quy trình vận chuyển hàng hóa khá đơn giản. Trừ đường hàng không sẽ cần một số giấy tờ phức tạp hơn. Khi gửi hàng doanh nghiệp cũng nên dự phòng một số rủi ro không mong muốn có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển như: Mất hàng, nhầm lẫn, rơi hỏng hàng hóa…
Bên cạnh đó quá trình giao nhận hàng hoá cũng có thể chậm hơn so với dự kiến do thủ tục hoặc thời tiết xấu. Chính vì vậy, nếu bạn gặp khó khăn về thủ tục giấy tờ cũng như được hỗ trợ đóng bảo hiểm đền bù khi có rủi ro trong quá trình gửi hàng. Cách tốt nhất là nên tìm kiếm cho mình đơn vị vận chuyển uy tín như Gobox.
Với kinh nghiệm lâu năm về vận chuyển hàng hoá và hợp tác với những đơn vị vận chuyển uy tín. Cùng với cước phí vận chuyển rẻ nhất thị trường, thủ tục đơn giản Gobox sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời cho đơn hàng của bạn.
Hy vọng với những chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn nắm rõ được sơ đồ quy trình vận chuyển hàng hóa và chủ động trong việc gửi hàng. Mọi thắc mắc cần được hỗ trợ, vui lòng liên hệ tới hotline 090 207 1688 để được giải đáp nhanh nhất.