Lựa chọn dịch vụ Fulfillment trong quản lý hàng hoá được nhiều doanh nghiệp lựa chọn hiện nay. Cùng Gobox tìm hiểu chi tiết quy trình quản lý Fulfillment trong bán hàng, qua đó sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu được thời gian trong công việc kinh doanh.
Fulfillment là gì?
Để biết được quy trình quản lý Fulfillment trong bán hàng như thế nào, trước hết cần tìm hiểu xem Fulfillment là gì? Đây là dịch vụ đáp ứng toàn bộ quá trình từ khi nhập hàng hóa vào kho và giao tới khách hàng. Cụ thể gồm:
– Nhập hàng hoá và lưu kho
– Tiếp nhận đơn hàng và xử lý
– Lấy hàng từ kho và đóng gói, chia thành từng tuyến
– Vận chuyển và giao hàng tới tay người nhận
Dịch vụ Fulfillment là giải pháp giúp người bán hàng tiết kiệm được thời gian hiệu quả. Khi đó sẽ tập trung hơn vào công việc tối ưu sản phẩm, chiến lược marketing. Toàn bộ khâu xử lý hàng hoá đã có bên dịch vụ Fulfillment.
Quy trình quản lý Fulfillment trong bán hàng
Quy trình quản lý Fulfillment trong bán hàng được thực hiện qua các bước sau:
Nhận hàng từ người bán
Trước tiên nhân viên của bên dịch vụ Fulfillment sẽ tới địa chỉ của doanh nghiệp/người bán để nhận hàng và nhập kho.
Lưu trữ hàng hóa và quản lý tồn kho
Tiếp theo hàng hóa sẽ được lưu trữ, sau đó sắp xếp theo đúng thứ tự trong kho hàng. Toàn bộ hàng hóa trong kho được kiểm kê một cách cẩn thận và rõ ràng. Bên dịch vụ Fulfillment sẽ thường xuyên cập nhật về số lượng xuất và nhập khẩu hàng hoá, cũng như đảm bảo được thời gian vận chuyển.
Xử lý đơn hàng
Bước tiếp theo của quy trình quản lý Fulfillment trong bán hàng đó là xử lý đơn hàng bằng email. Các bước từ xác nhận đơn hàng, lấy hàng, kiểm tra hàng hoá và đóng gói, giao hàng sẽ được bên dịch vụ Fulfillment thực hiện theo đúng quy trình chuyên nghiệp. Toàn bộ quá trình xử lý được quản lý rõ ràng bằng hệ thống nên rất ít xảy ra sai sót.
Giao hàng và thu tiền
Bước tiếp theo bên Fulfillment sẽ giao hàng tới đúng địa chỉ của người mua. Nếu như đơn hàng chưa được thanh toán, bên Fulfillment sẽ thu hộ theo đúng yêu cầu của người bán.
Xử lý các yêu cầu sau bán hàng
Nếu có bất kỳ vấn đề phát sinh nào về trả hàng, đổi hàng do khách hàng không hài lòng về sản phẩm, hàng bị thiếu, hàng bị lỗi… sẽ được bên Fulfillment tiếp nhận và xử lý theo chính sách của người bán. Mọi quyền lợi của người mua sẽ được đảm bảo theo đúng quy định.
Một trong những ưu điểm của Fulfillment đó chính là, người bán hàng sẽ dễ dàng theo dõi được trạng thái đơn hàng và hàng tồn kho. Qua đó sẽ biết được quá trình vận chuyển cũng như hỗ trợ trong trường hợp cần thiết.
Những doanh nghiệp thích hợp sử dụng dịch vụ Fulfillment
Dịch vụ Fulfillment được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng và lựa chọn hiện nay để tập trung vào công việc kinh doanh. Vậy dịch vụ Fulfillment phù hợp với những doanh nghiệp nào?
– Doanh nghiệp kinh doanh trên sàn TMĐT: Những doanh nghiệp kinh doanh trên các sàn TMĐT, website, kênh bán hàng online thường gặp khó khăn về quản lý kho cũng như giao hàng. Do đó với dịch vụ Fulfillment sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu được thời gian và chi phí hiệu quả.
– Doanh nghiệp mới hạn chế về nguồn lực: Những doanh nghiệp mới hoạt động không có đủ nhân lực để vận hành, thì khi lựa chọn Fulfillment sẽ tiết kiệm được chi phí đầu tư kho hàng, thuê nhân viên hiệu quả.
– Doanh nghiệp mở rộng thị trường: Những doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường cũng như tiếp cận khách hàng mới, thích hợp với dịch vụ Fulfillment. Khi đó sẽ giảm thiểu được những rủi ro cũng như chi phí vận hành. Doanh nghiệp sẽ có thời gian tập trung để phát triển thương hiệu của mình.
– Doanh nghiệp cần hoàn thành đơn hàng tăng tốc: Dịch vụ Fulfillment thích hợp với những doanh nghiệp cần giảm thời gian xử lý đơn hàng nhanh chóng.
Tóm lại Fulfillment là giải pháp thiết thực đối với những doanh nghiệp bán hàng online hoặc đang muốn tiếp cận những thị trường mới. Để kinh doanh hiệu quả, đòi hỏi doanh nghiệp cần tìm hiểu và lựa chọn đơn vị uy tín cũng như có kinh nghiệm làm Fulfillment lâu năm như Gobox.
Cách mà Gobox giúp các nhà bán hàng hoàn tất đơn hàng đó chính là:
Kết nối các gian hàng trên các sàn TMĐT (Shopee, Tiki, Lazada…) và gửi hàng tới kho của Gobox -> lưu hàng hóa tại kho của Gobox -> đóng gói và giao hàng sớm nhất cho bên vận chuyển.
>> Xem thêm: Fulfillment là gì? Có nên sử dụng dịch vụ fulfillment không?
Nắm rõ quy trình quản lý Fulfillment trong bán hàng ở trên sẽ giúp các doanh nghiệp có hướng kinh doanh phù hợp. Hơn thế, khi chọn được dịch vụ Fulfillment uy tín và chuyên nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian quản lý hàng hoá và tập trung hơn trong việc đưa ra những chiến lược marketing hiệu quả và tối ưu công việc kinh doanh có lợi nhuận tốt nhất.